Xây một ngôi nhà và dọn về nhà mới là một trong những bước ngoặc quan trọng nhất trong cuộc đời của mỗi người.
Ông cha ta có câu: “An cư lạc nghiệp” ý muốn nói, trước khi muốn làm một việc gì đó, chúng ta cần ổn định chỗ ở, nơi sinh sống. Bởi khi chỗ ở của bạn và gia đình ổn định, bình yên thì lúc này bạn sẽ có thời gian tập trung hoàn toàn vào công việc, không phải lo nghĩ nhiều.
Yếu tố tiên quyết để ngôi nhà được hanh thông, mang lại may mắn, bình an, tài lộc cho gia chủ là công đoạn dọn về nhà mới sau khi ngôi nhà đã được hoàn thiện.
Quá trình dọn về nhà mới mang rất nhiều ý nghĩa tâm linh và phong thủy, chính vì vậy, chúng ta luôn phải hết sức lưu ý và cẩn trọng khi thực hiện, để không phạm phải những điều cấm kỵ không thể khắc phục được.
Dưới đây, Không gian gốm Bát Tràng tại Đà Nẵng xin cung cấp cho các bạn 9 việc quan trọng cần phải làm khi dọn về nhà mới – tổ chức lễ mừng tân gia.
Thứ nhất: Chọn ngày lành tháng tốt – Xem ngày nhập trạch
Việc chọn ngày lành tháng tốt để chuyển sang nhà mới (dọn về nhà mới) là việc đầu tiên và quan trọng nhất cần làm để thực hiện những công việc tiếp theo được suông sẻ.
Từ xa xưa, đối với người Việt Nam chúng ta, xem ngày lành tháng tốt dọn về nhà mới luôn đặc biệt được chú trọng.
Hai yếu tố quyết định việc chọn ngày nhập trách là yếu tố lịch âm và ngày tháng năm sinh của người trụ cột gia đình, chủ của căn nhà, người đứng ra thực hiện nghi lễ khấn vái thần linh và tổ tiên.
Ngày nhập trạch ảnh hưởng tới vận khí cát – hung, thịnh – suy của ngôi nhà.
Chọn ngày tốt nhập trạch hợp tuổi (mệnh) của gia chủ mang đến sức khỏe, tiền tài, thành công và hạnh phúc cho gia đình của gia chủ.
Việc xem ngày nhập trạch thường được chủ nhà nhờ người có kinh nghiệm trong lĩnh vực tử vi, bói toán hoặc thầy phong thủy thực hiện xem để đạt được kết quả tốt nhất.
Người xem quẻ sẽ cho gia chủ một khung giờ vào một ngày được cho là thiên thời, địa lợi, nhân hòa để gia chủ tiến hành lễ nhập trạch.
Dân gian ta quan niệm, lễ nhập trạch thường được diễn ra vào ban ngày (Trước 15h chiều) vì khoảng thời gian đó mang nhiều cát lợi, hạn chế thực hiện lễ nhập trạch vào ban đêm.
Mua đồ thờ về nhà mới :
Thứ hai: Lễ cúng thổ địa và thần linh , tổ tiên
Một nét văn hóa tốt đẹp luôn được gìn giữ của người Việt là truyền thống tôn trọng lễ nghĩa “đi thưa, về trình” .
Không chỉ việc thưa trình với người lớn, người bề trên mà việc này còn luôn được áp dụng khá kĩ lưỡng trong mối quan hệ âm dương – tâm linh giữa người sống và người khuất mặt.
Đất có Thổ Công , sông có Hà Bá, nhà có gia chủ, bếp có Táo Quân, chính vì thế khi dọn đến một nơi ở mới, người chủ gia đình phải thực hiện việc cúng bái để báo với thổ địa, thần linh nơi đó, xin phép và mong họ phù hộ độ trì cho gia đình gia chủ có một ngôi nhà vững chắc, mang đến nhiều điều tốt lành, may mắn, tài lộc.
Bên cạnh đó cũng khấn vái tổ tiên dòng họ của gia chủ để thông báo với các vị việc đã dọn về nhà mới, để nhận được che chở, phù hộ và dõi theo con cháu.
Trước đó gia chủ cần chuẩn bị:
- Lễ vật cúng bái thần linh phải được bày biện trang trọng gồm: Trầu cau, hương, hoa, vàng mã, các loại quả mang ý nghĩa tốt lành, bánh kẹo và mâm lễ mặn: rượu, thịt, xôi, gà…
- Văn khấn nhập trạch
Thứ ba: Mang bếp lửa vào nhà đầu tiên
Theo các chuyên gia về phong thủy nhà ở, gia đạo khi về nhà mới, bạn nên mang theo bếp có lửa ví dụ như bếp củi, bếp ga…Tuyệt đối không được mang các loại bếp điện, bếp từ vì những loại bếp này có nhiệt mà không có lửa.
Quan niệm dân gian cho rằng, bếp có lửa là sự hiện diện của Táo Quân, coi quản việc bếp núc, gia đạo của gia chủ nên cần mang bếp đến nhà mới để cho phần âm của ngôi nhà được đầy đủ.
Việc mang lửa cũng rất quan trọng vì lửa tượng trưng cho khí dương, cho hơi ấm cũng như may mắn.
Do đó, khi bạn mang theo lửa dọn về nhà mới cũng chính là mang theo hơi ấm cho căn nhà, xua đuổi những tà khí, những luồng năng lượng xấu, không may mắn.
Bên cạnh đó, người trụ cột gia đình là người mang bàn thờ gia tiên vào nhà mới.
Đồ đạc trong nhà phải do người trong gia đình tự tay dọn chuyển mang đến nhà mới .
Các thành viên trong gia đình nên mang theo một vật dụng đại diện cho của cải, hay những thứ may mắn, tài lộc vào nhà, tuyệt đối không được đi tay không.
Khi dọn về nhà mới, bạn cũng cầm mang theo gạo và nước sạch.
Hai vật phẩm này được biết đến với ý nghĩa mang đến sự ấm no, dồi dào cho nhà mới.
Bạn có thể đựng nước vào một chiếc chậu và vừa đi vừa cố tính đung đưa cho nước rơi vãi ra nhà, theo quan niệm phong thủy, việc làm này sẽ tạo niềm tin là nhà có của rơi của vãi, luôn đầy đủ…
Ở nhiều nơi, bếp lửa được nhóm liên tục trong 3 ngày đầu tiên khi chuyển về nhà mới để thể hiện việc duy trì dương khí, may mắn, tài lộc không bị tắt.
Thứ tư: Xông nhà để xua đi chướng khí
Trong quá trình xây dựng và hoàn thành căn nhà, khi chưa thực hiện cúng lễ thần linh thì thường chủ nhà không ngủ trong căn nhà mới, hoặc ít ngủ tại đây.
Người ta cho rằng trong thời gian này có những luồng khí xấu hình thành tại đây nên khi dọn về nhà mới, gia chủ thường thực hiện xông nhà bằng các loại cây cỏ thiên nhiên mang những ý nghĩa xua đuổi tà ma, thanh lọc không khí, bên cạnh đó còn để xua đuổi con trùng.
Khi xông nhà, thực hiện xông từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, đặc biệt xông kỹ các khu vực có độ ẩm cao, hoặc ít được chiếu sáng.
Trong quá trình xông nhà, cần mở hết tất cả cửa sổ để các luồng khí xấu bay ra ngoài.
Đồng thời thắp hết bóng đèn trong nhà, bật quạt (tránh hướng quạt ra phía cửa chính) để điều hòa không khí, tạo một không gian tươi sáng, trong lành, mát mẻ, mang đến sự hanh thông, thịnh vượng cho gia chủ.
Thứ năm: Đun nước sôi, mở vòi nước cho nước chảy
Đun nước sôi trước tiên khai bếp, báo với táo công sau đó là để pha trà cúng thần linh, thổ địa, tổ tiên.
Khi làm lễ cúng xong thì có thể dùng trà đó để tiếp khách đến mừng tân gia.
Còn theo phong thủy, đun nước sôi là để thể hiện cho tài lộc của gia đình luôn sôi sục, dồi dào và mạnh mẽ.
Đồng thời, cần mở hết tất cả vòi nước trong nhà, để nước chảy nhỏ, kéo dài càng lâu càng tốt để thể hiện sự dồi dào về mọi mặt.
Đặc biệt cần nấu một bữa ăn trong ngày dọn về nhà mới để không gian bếp núc rộn rã, khởi đầu no đủ, thức ăn ngập tràn, mang lại sự ấm no cho những ngày sau này.
Thứ sáu: Treo chuông gió để hút vượng khí, trừ tà
Là vật phẩm phong thủy khá quen thuộc trong các gia đình, chuông gió có tác dụng điều hòa sinh khí, thu hút năng lượng tốt bốn phương tám hướng hội tụ vào trong ngôi nhà và ngăn hung khí.
Chuông gió có thể được treo ở một số nơi trong nhà, thường là cửa ra vào hoặc cửa sổ, những nơi đón gió trực tiếp trong ngôi nhà của mình, để chúng luôn phát ra những tiếng kêu vang, đặc biệt là các loại chuông gió bằng kim loại.
Theo phong thủy, các vật phẩm từ kim loại có khả năng xua đuổi tà ma, mang lại dương khí.
Tiếng kêu của chuông gió giúp báo hiệu rằng tại đây đã có người sinh sống, âm vực leng keng của chúng ngoài ra còn rất vui tai, khiến cho không khí trở nên vui vẻ hơn.
Tuy nhiên, việc treo chuông gió còn phải xét về các yếu tố vận mệnh và ngũ hành khác, nên gia chủ cần nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi quyết định nơi treo chuông gió.
Song, dù treo ở đâu, thì cũng phải luôn tuân thủ nguyên tắc lựa chọn những nơi có ánh sáng mặt trời và gió để hài hòa về âm dương, hội tụ được tinh khí của đất trời, phát tán năng lượng giúp mang lại may mắn.
Thứ bảy: Phải thật vui vẻ trong ngày dọn về nhà mới
Việc dọn về nhà mới, chính là một trong những bước ngoặt của cuộc đời bạn. Nó chính là khởi nguồn mới cho mọi thứ kể từ ngày hôm đó: tình cảm, công danh, sự nghiệp, tiền tài…
Trong ngày này, gia chủ luôn phải dàn xếp mọi việc để quá trình dọn đến nhà mới diễn ra suông sẻ và tốt đẹp nhất.
Tất cả mọi hành động, lời nói trong ngày hôm đó nhất định phải lưu ý.
Hãy luôn nói về những điều may mắn, tốt đẹp để mang những thứ may mắn, đẹp đẽ nhất đến với ngôi nhà trong những ngày đầu tiên.
Tuyệt đối không nói những chuyện xui xẻo, khóc lóc, để xảy ra cãi vã, hay đánh mắng trẻ con trong ngày dọn về nhà mới. Vì những điều này sẽ khiến cho ngày mở đầu u ám và nặng nề, mang ý nghĩa tiêu cực kéo theo những việc không thuận lợi cho sau này.
Chính vì quan niệm này, mà hình thành tập tục mừng tân gia và tặng quà cho gia chủ nhân ngày về nhà mới.
Vào ngày này, gia chủ thường mời người thân, đồng nghiệp hay hàng xóm… đến để chung vui cùng gia đình.
Các vị khách được mời thường mang theo một món quà mà họ đã chuẩn bị để tặng, với ý nghĩa thêm tài lộc (nạp tài) cho gia chủ.
Quà tặng tân gia được lựa chọn sẽ là những vật phẩm có ích cho gia đình như những vật trang trí nội thất, vật dụng gia đình, vật phẩm phong thủy… Nhưng nhìn chung lại đều thể hiện tình cảm của mình đối với gia chủ.
Tuy nhiên, khi tặng các vật phẩm vào ngày tân gia, mọi người cũng cần lưu ý về các yếu tố phong thủy để tránh gây ra những hiểu lầm đáng tiếc.
Tìm hiểu thêm về các vật phẩm được ưa chuộng dùng làm quà tặng tân gia tại:
Trên đây là những chia sẽ của Không gian gốm Bát Tràng về Những việc quan trọng cần phải làm khi dọn về nhà mới, mong những thông tin này hữu ích với quý độc giả!